Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Biến, hằng và các toán tử trong PHP



Biến, hằng và các toán tử trong PHP
 Chắc hẳn các bạn đã biết không ít về PHP, về cách phổ biến, cách sử dụng và một trang web cần gì ở PHP.Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Biến, hằng và các toán tử trong PHP.
Tôi khuyên bạn nên làm thực tế thực hành nhiều hơn, còn các phần lý thuyết khác các bạn có thể tìm hiểu thêm khi chúng ta làm ứng dụng thực tế, nó sẽ giúp các bạn đỡ bị choáng ngợp với hàng mớ lý thuyết và nó sẽ làm các bạn nản chí khi tìm hiểu về PHP.

Chẳng hạn các bạn không nên nhớ cái phép % hoặc /  trong PHP nó để làm gì, nếu cứ nhớ như vậy thì rất là máy móc và nhanh quên. Các bạn chỉ cần nhớ các phép toán tử cơ bản trong PHP , ví dụ phép cộng " + " viết như thế nào, phép trừ " - " nhân " * " chia " / "  nó như thế nào... khi chúng ta làm project cụ thể khi không nhớ phép toán nào các bạn dùng google để tìm kiếm, nó sẽ giúp các bạn nhớ rất lâu.

Ở bài này tôi chỉ cần các bạn nhớ được Biến là gì, cách viết nó như thế nào là hợp lệ, khái niệm về Hằng và cách định nghĩa cho một Hằng và một vài phép toán, toán tử quan trọng trong PHP
1. Biến trong PHP
Trong PHP biến được ký hiệu bởi dấu " $ " đi sau là các ký tự bao gồm các chữ cái thường (a - z) in hoa (A - Z) và các chữ số (0 - 9) và dấu " gạch dưới " ( _ ) .

- Biến bắt đầu bằng dấu " $ " sau đó là các ký tự chữ cái hoặc dấu gạch dưới
- Biến không được viết cách
- Biến không được bắt đầu bằng chữ số

Ví dụ :
1
2
3
4
5
6
7
8
<?php
    $name  = "phpandmysql.net"; // kiểu chuỗi
    $Name  = 123; // kiểu số nguyên
    $num12 = 1.2; // kiểu số thực
    $_bien = "giá trị";
    $12name = 10; // biến không được bắt đầu bằng chữ số
    a  = "10";  // biến phải có dấu $ ở trước
?>

- Chú ý : Trong PHP phân biệt chữ in hoa và in thường , biến $a và $A là hai biến hoàn toán khác nhau

2. Hằng trong PHP

Trong PHP có hai loại hằng, hằng có sẵn trong PHP và hằng do chúng ta tự định nghĩa

- Hằng có sẵn trong PHP, ví dụ như

Và rất nhiều các hằng khác như E_ERROR, E_WARNING.........

1.     <?php
2.     TRUE , FALSE ; // có giá trị tương ứng là 1 và 0
3.     PHP_VERSION  ; // cho biết phiên bản PHP trong server của bạn
4.     PHP_OS ;       // cho biết server của bạn là linux hay window
5.     ?>

- Hằng do chúng ta định nghĩa, để định nghĩa hằng chúng ta dùng cấu trúc sau :

1.     <?php
2.     define("NAME","PHPANDMYSQL.NET"); // định nghĩa hằng có tên là NAME
3.     echo NAME; // xuất ra màn hình "PHPANDMYSQL.NET"
4.     ?>

3. Toán tử trong PHP

a. Toán tử gán : dễ thấy ngay trong khi ta gán giá trị cho 1 biến, ví dụ

1.     <?php
2.     $name = "haanhdon"; // Gán giá trị "haanhdon" cho bien $name
3.     $number = 10 ; // gán giá trị 10 cho biến $number
4.     ?>

b. Toán tử số học : là các phép toán cơ bản mà các bạn hay thấy như cộng, trừ, nhân, chia...
Tên
Ký hiệu
Mô tả
Ví dụ
Phép cộng
+
Cộng hai số hạng
$a + $b
Phép trừ
-
Trừ hai số hạng
$a - $b
Phép nhân
*
Nhân hai số hạng
$a * b
Phép chia
/
Chia hai số hạng
$a / $b
Phép chia lấy dư
%
Chi lấy dư
5 % 2 = 1

c. Toán tử so sánh : các phép toán logic như so sánh bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn...
Tên
Ký hiệu
Mô tả
Ví dụ
So sánh bằng
==
Hai số hạng bằng nhau
$a == $b
So sánh khác
!=
Hai số hạng khác nhau
$a != $b
So sánh lớn hơn
So sánh lớn hơn
$a > b
So sánh nhỏ hơn
So sánh nhỏ hơn
$a < $b
Lớn hơn hoặc bằng
>=
Lớn hơn hoặc bằng
$a >= $b
Nhỏ hơn hoặc bằng
<=
Nhỏ hơn hoặc bằng
$a <= $b


Ví dụ : Toán tử số học 

1.     <?php
2.     // Toán tử số học
3.     $a = 5;
4.     $b = 10;
5.     $c = $a + $b;
6.     $d = $a * $b;
7.     echo "Tổng $a và $b : ".$c."<br />";
8.     echo "Tích $a và $b : ".$d;

9.     ?>

Ví dụ : Toán tử so sánh
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
<?php
   // Toán tử so sánh
   $a = 5;
   $b = 10;
   if($a > $b){
      echo "$a lớn hơn $b";
   }else{
      echo "$a nhỏ hơn $b";
   }
?>

d. Toán tử logic

Toán tử logic là tổ hợp các giá trị boolean có kết quả trả về là TRUE hoặc FALSE
Tên
Ký hiệu
Mô tả
Ví dụ
Phép và
&& hoặc and
Cả 2 vế phải thoả mãn điều kiện
$a > $b && $a > $c
Phép hoặc
|| hoặc or
Một trong 2 thoả mãn điều kiện là được
$a > $b || $a < $c
Phủ định
!
Phủ định 1 điều kiện, giá trị nào đó
$a != b

Ví dụ : 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
<?php
   // Toán tử logic
   $diem = 7;

   if($diem <= 5){
      echo "Bạn dọc dốt quá!";
   }elseif($diem > 5 && $diem <= 8){
      echo "Bạn học rất khá!";
   }else{
      echo "Bạn học rất giỏi";
   }
?>



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét